Cao Bằng là một tỉnh miền núi có biên giới nằm ở vùng Đông Bắc; phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Cạn và Lạng Sơn. Cao Bằng được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp vô cùng kỳ thú với núi rừng hùng vĩ. Không những vậy, Cao Bằng còn thu hút du khách tới tham quan bởi những địa danh mang đậm tính lịch sử.
Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2 , là cao nguyên đá vôi xen với đất, có độ cao trung bình trung bình trên 200m.
1. Thời điểm thích hợp nhất để du lịch Cao Bằng?
Mỗi mùa ở Cao Bằng lại có một vẻ đẹp riêng. Tuy vậy, Cao Bằng thu hút du khách nhất vào 2 thời điểm trong năm. Với những người muốn ngắm thác Bản Giốc đổ dài con nước và trong xanh tuyệt đẹp thì có thể chọn thời điểm tháng 8-9 hàng năm. Vào tháng 11-12, mùa hoa tam giác mạch và dã quỳ vàng rực các cung đường.
Mùa hè nắng nóng, bạn có thể để đến đây trốn nắng ở nơi núi rừng bạt ngàn, hóng gió ngắm suối reo cá nhảy. Đặc biệt, mùa hè còn là mùa mận chín, thơm khắp núi rừng Cao Bằng. Bạn sẽ tha hồ thưởng thức mận rừng và các loại quả mùa hè ở nơi đây.
2. Đến Cao Bằng như thế nào?
TP Cao Bằng cách Hà Nội khoảng 280 km. Do đó bạn có thể đi xe khách từ bến xe Mỹ Đình lên Cao Bằng. Giá vé dao động từ 200 – 300 nghìn đồng, các bạn có thể lựa chọn các nhà xe từ Hà Nội đi Cao Bằng mà Xe VIP Nội Bài chia sẻ dưới đây.
- Xe Hải Vân – Điện thoại: Hà Nội (04) 3722.3588 – 01677.24.24.24. Cao Bằng 01686.24.24.24.
- Xe Hiến Lợi – Điện thoại: 026 3858679 – 026 3851499 – 0915 046784 – 0913 256178.
- Xe Thanh Ly – Điện thoại: 0916 121888 – 0912 237252.
- Xe Khánh Toàn – Điện thoại: 0915.660.062 – 0913.010.062.
- Xe Ngọc Hà – Điện thoại : 0912 577004 – 0912 455915.
- Xe Lương Sùng – Điện thoại : 0912 455915 – 0912 577044.
- Xe Hưng Thành – Điện thoại Bến Mỹ Đình: 0972.222.694; Bến Lương Yên:0972.222.694; Bến Cao Bằng: 0989.481.481.
Từ TP HCM, Đà Nẵng hay Cần Thơ mà muốn đến Cao Bằng, bạn hãy đi máy bay đến sân bay Nội Bài, sau đó bạn đi taxi Nội Bài về Mỹ Đình và tiếp tục hành trình đến Cao Bằng.
Các bạn có thể chọn dịch vụ taxi sân bay Nội Bài của Xe VIP Nội Bài để di chuyển từ sân bay Nội Bài về bến xe Mỹ Đình. Nếu bạn muốn đi xe riêng lên Cao Bằng, Xe VIP Nội Bài cũng luôn sẵn sàng phục vụ quý khách với dịch vụ taxi đi tỉnh: Taxi Nội Bài đi Cao Bằng, taxi Hà Nội đi Cao Bằng.
Xe VIP Nội Bài dịch vụ taxi sân bay Nội Bài và taxi đi tỉnh giá rẻ với hình thức xe riêng rất tiện lợi an toàn – thuận tiện – chuyên nghiệp. Các bạn hãy liên hệ theo hotline 0888.739.222 hoặc 0246.666.9179 để được đưa đón tận nơi, lái xe phục vụ nhiệt tình chu đáo.
3. Các điểm tham quan nổi tiếng tại Cao Bằng
Thác Bản Giốc
Là 1 thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, Thác Bản Giốc nằm ở địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Ngay từ xa, du khách đã nghe thấy tiếng thác nước ào ào. Từ độ cao trên 30m, những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng đầy cây đã xẻ dòng nước thành 3 luồng như 3 dải lụa trắng.
Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo. Dưới chân thác là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc
Được xây dựng trên ngọn núi Phía Nhằm, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), cách thác Bản Giốc khoảng 500m, chùa Phật Tích Trúc Lâm được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt, gồm các hạng mục: cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá, tam bảo, nhà thờ Tổ, đền thờ các anh hùng dân tộc…
Động Ngườm Ngao
Là 1 động lớn được hình thành từ sự phong hóa lâu đời của đá vôi. Động có chiều dài 2,144m gồm 3 cửa chính: cửa Ngườm Lồm quanh năm mát lạnh nằm ẩn dưới những khối đá dưới chân núi, cửa Ngườm Ngao cách chân núi vài trăm bậc thang và cửa Bản Thuôn phía sau núi, kề cận bản Thuôn của người Tày.
Khu di tích Pác Pó
Khu di tích Pác Pó là 1 khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia đặc biệt của Việt Nam thuộc bản Pác Pó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Khu di tích bao gồm nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó, hang Lũng Nạn, suối Lê Nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng…
Cột mốc 108
Nay là cột mốc số 675, là 1 trong 314 cột mốc biên giới Việt Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp.
Hồ Thang Hen
Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, ở độ cao 3,000m so với mặt nước biển. Hồ Thang Hen là 1 trong 36 hồ nằm trên núi của nước ta. Hồ nằm ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo dòng mấp mô những mỏ đá ngầm. Hồ có hình thoi, rộng khoảng 300m dài hơn 1.000m, giữa rừng trám trắng, trám đen nhô lên những khối đá tai mèo.
Đặc biệt, nước hồ hàng ngày có 2 đợt thủy triều lên và xuống. Mùa lũ, trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Thang Hen vẫn luôn trong xanh. Vào mùa cạn, nước sâu chừng 10m.
Các cửa khẩu giữa Cao Bằng – Trung Quốc
– Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng: là cửa khẩu chính của tỉnh Cao Bằng, nằm gần ngã ba sông nơi Bắc Vọng đổ vào sông Bằng.
– Cửa khẩu Trà Lĩnh: hay cửa khẩu Hùng Quốc là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất bản Hía ở thị trấn Hùng Quốc huyện Trà Lĩnh. Cửa khẩu Trà Lĩnh thông thương sang cửa khẩu Long Bang ở TP Bách Sắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
– Pò Peo là cửa khẩu tại vùng đất bản Nà Han xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh thông thương sang cửa khẩu Nhạc Vu ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
– Tiếp theo là cửa khẩu Lý Vạn tại vùng đất bản Lý Vạn xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang, thông thương sang cửa khẩu Thạc Long, huyện Đại Tân, tỉnh Quảng tây, Trung Quốc.
– Và còn cửa khẩu Sóc Giang tại vùng đất Sóc Giang, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng thông thương sang cửa khẩu Bình Mãng ở Tp Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Mốc biên giới Việt Nam – Trung Quốc
Trong số 1.971 cột mốc cắm ở 7 tỉnh biên giới phía Bắc, Cao Bằng có nhiều cột mốc nhất 634 cột mốc, nên được gọi là tỉnh có “thế mạnh cột mốc”.
Chợ phiên Cao Bằng
Ở vùng cao, các bản làng cách xa nhau, nhiều bản chỉ có vài nóc nhà do đó cuộc sống thường nhật gần như khép kín. Vì vậy, việc đến chợ ngoài mua bán hàng hóa, còn là nơi trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm, hẹn hò lứa đôi.
4. Ở đâu khi du lịch Cao Bằng?
– Khách sạn: Ở Cao Bằng, có nhiều khách sạn 3 sao như khách sạn Bằng Giang, hay các khách sạn 2 sao như Hương Sen, Thành Loan, Giao Tế…các bạn có thể tìm hiểu. Hiện nay, tại khu du lịch Thác Bản Giốc có khách sạn Sài Gòn Bản Giốc 4 sao.
– Homestay: Hiện nay, ở 1 số nơi như TP Cao Bằng, Quảng Yên hay khu vực Thác Bản Giốc có hình thức Homestay để phục vụ du khách có nhu cầu.
5. Đặc sản Cao Bằng
Bánh Coong Phù
– Bánh Coong Phù (bánh trôi): được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. Nhân bánh là lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng. Bánh Coong Phù thường có màu trắng tinh, nhiều người trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với lá cẩm, lá dứa để tạo thêm màu sắc mới lạ.
Bánh cuốn
Bánh cuốn ở Cao Bằng có nét rất riêng, độc đáo so với các vùng miền khác. Bánh cuốn Cao Bằng đặc biệt nhất ở nước dùng. Cũng bởi lẽ đó nên nhiều người gọi bánh cuốn Cao Bằng là bánh cuốn canh để phân biệt với loại bánh cuốn chấm nước mắm của người miền xuôi.
Xôi trám Cao Bằng
Không giống như những loại xôi khác, xôi trám có vị dịu dàng của nếp hương hòa với mùi thơm ngai ngái của trám rừng. Vị bùi của trám bao quanh những hạt nếp dẻo, ăn hoài không ngấy.
Bò gác bếp
Thịt bò được xẻ ra thành từng miếng, to nhỏ tùy ý. Sau đó, được tẩm ướp bằng muối, nước cốt gừng và đặc biệt không thể thiếu rượu trắng. Ướp xong, dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.
Ở Cao Bằng, có rất nhiều thứ đặc sản địa phương bạn có thể mua về làm quà cho người thân và bạn bè.
Đầu tiên phải kể đến Hạt dẻ Trùng Khánh. Hạt dẻ ở đây vừa thơm bùi vừa chắc mẩy, giá chỉ khoảng từ 60.000đ/kg. Bạn có thể mua loại sống hoặc loại người bán đã rang sẵn về cũng được.
Lạp xưởng Cao Bằng hấp dẫn không hề béo ngấy và có vị thơm đặc trưng nên cũng luôn nằm trong danh mục món quà phải mua của du khách. Ngoài ra, bánh khảo cũng là món quà du lịch rất tuyệt, bạn có thể mang biếu cho người thân.
6. Một số lưu ý khi du lịch Cao Bằng
Có một vài phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng mà các bạn cần biết để tránh các điều kiêng kị, nhất là khi vào thăm các bản làng hay ở các dịch vụ homestay:
+ Khi vào nhà, nếu thấy ở cửa nhà, đầu cầu thang có cắm một cành lá xanh, đó là dấu hiệu không muốn người lạ vào nhà.
+ Trong nhà, bàn thờ thường để ở gian giữa nhìn ra cửa chính. Khách khi đến chơi cần tránh đến gần, không đặt cac vật dụng cá nhân, không sờ tay lên đồ thờ cúng. Nữ giới không được ngồi quay lưng vào bàn thờ.
+ Người Nùng thường đặt ống hương ở ngoài sân để cúng ma gầm sàn, người lạ không đến gần ống hương.
+ Người Tày có tục thời Phi Phỉng Phjầy (ma bếp lửa), khách đến cần tránh việc to tiếng hay cãi lộn bên bếp lửa.
Hy vọng, với những thông tin mình vừa chia sẻ, các bạn đã có được kha khá thông tin cần thiết cho mình rồi. Cùng tận hưởng những ngày du lịch Cao Bằng với thật nhiều trải nghiệm và thú vị nhé.
Nguồn: Xevipnoibai.com